1. Cây gỗ sưa là gì?
Cây sưa (tên khoa học: Dalbergia tonkinensis Prain) là một loại cây thuộc họ đậu, còn được gọi là cây huỳnh đàn, cây trắc thối, huê mộc vàng … và một số tên gọi khác theo từng địa phương. Gỗ sưa rất quý hiếm, xuất hiện ở Đông Dương, đặc biệt có ở Việt Nam và Lào.
Cây sưa phát triển mạnh trong điều kiện giàu ánh sáng, đất sâu, dày và có độ ẩm cao. Ở Việt Nam, cây gỗ sưa chủ yếu phân bố ở miền Bắc. Ngoài ra, một số nơi ở vùng Hải Nam của Trung Quốc cũng có loại cây này. Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng cây sưa còn rất ít. Một số còn sót lại rải rác ở các công viên, đình làng, văn, văn miếu,...
Hình ảnh gỗ sưa ( Ảnh sưu tầm )
2. Đặc điểm nhận diện cây gỗ sưa
Hình ảnh nhận diện cây gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ ( Ảnh sưu tầm )
-
Cây sưa là cây gỗ nhỡ và rụng lá theo mùa. Chiều cao trung bình của một cây gỗ sưa khoảng 6 - 12m (cũng có thể lên tới 15m).
-
Thân cây sưa dạng hợp trục và dáng phân tán.
-
Vỏ cây sưa có màu vàng nâu hay xám, thường nứt dọc.
-
Các cành non màu xanh, có lông mịn thưa.
-
Lá cây mọc so le, hình dạng dạng trái xoan hoặc trái xoan dài, mép lá trơn, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt.
-
Hoa mọc ra từ nách lá cây sưa, thường sẽ xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa sưa là tụ tập thành chùm gồm nhiều bông màu trắng ở phần ngọn của cành, với kích thước khoảng 7-9mm, có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào khoảng tháng 2-3.
-
Quả cây sưa dạng đậu hình trứng thuôn dài. Chiều dài chừng 5–7,5 cm. Chiều rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả có 1-2 hạt. Mỗi hạt có đường kính tầm 8-9mm. Quả khi chín thì không tự nứt.
-
Sưa là loài cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, và cần độ ẩm cao.
3. Đặc tính của cây gỗ sưa
-
Gỗ sưa có đặc tính rất bền thuộc hàng bậc nhất, thích hợp để chế tác đồ mỹ nghệ và nội thất cao cấp.
-
Gỗ sưa đỏ không bị ngấm nước, mục nát. Thân gỗ sưa đỏ vẫn ổn định dù ngâm trong nước nhiều năm trời, chống mối mọt tốt, không nứt nẻ dù ở trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
-
Vân gỗ sưa đỏ Việt Nam có cả ở bốn mặt, được xếp vào hàng có vân đẹp nhất trong tất cả các loại gỗ, khi đưa gỗ sưa đỏ ra ánh sáng sẽ thấy óng ánh bảy màu.
-
Gỗ sưa có mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng, sang trọng giống mùi hương trầm.
Hình ảnh cây gỗ sưa ( Ảnh sưu tầm )
Tuy nhiên, cây gỗ sưa cũng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường và thường khá khó trồng. Việc tìm ra phương pháp trồng sưa hiệu quả đang là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng trong ngành lâm nghiệp, bởi vậy cây gỗ sưa được liệt vào loại gỗ quý hiếm.
4. Công dụng gỗ sưa là gì?
4.1. Trang trí nội thất
Gỗ sưa có chất lượng vượt trội, hơn cả những loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ gụ, gỗ mun,… Gỗ sưa có vân đẹp, độ bền chắc cao, không bị mối mọt, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt, mùi hương thơm lâu nên được ưa chuộng trong thiết kế nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm nội thất, đồ trang trí từ gỗ sưa được ưa chuộng như: bàn ghế, lộc bình hay tượng Phật Di Lặc, tượng thần tài, tượng Đạt Ma, tượng Quan Công, …
Điển hình Tượng Đạt Ma được rất nhiều giới thượng lưu, người chơi gỗ sưu tầm,..
Đạt Ma gỗ sưa ( Ảnh của Đồ gỗ Mạnh Sơn )
Đạt Ma hàng nghê ( Ảnh của Đồ gỗ Mạnh Sơn )
Đạt Ma hàng long phục lân ( Ảnh của Đồ gỗ Mạnh Sơn )
4.2. Tốt cho sức khỏe
Không chỉ được sử dụng như làm nguyên liệu nội thất chung cư, nhà ở, theo y học cổ truyền Trung Quốc, gỗ sưa còn có giá trị như thảo dược, trị các vấn đề về sức khỏe. Một số sách của Trung Quốc liệt kê các công dụng của gỗ sưa như giảm đau, cầm máu, nhuận khí, trị bệnh đường ruột, hỗ trợ chữa bệnh tim và hoạt huyết.
Tuy nhiên, không có sách nào ghi chép lại cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh được trong gỗ sưa cho chất nào ích lợi như thảo dược. Cũng như, chưa có chuyên gia hay khoa học nào chứng minh khẳng định về điều này. Còn người Trung Quốc tin rằng, dùng gỗ sưa để gối đầu giống như truyền thuốc dược trực tiếp vào người vậy.
Nhiều người tin rằng, gỗ sưa đỏ có tuổi đời hàng trăm năm sẽ phát ra khí mộc dưỡng. Loại khí giúp an thần, tỉnh táo, thúc đẩy tái tạo các tế bào và góp phần phục hồi chức năng nội tạng trong cơ thể. Tận dụng đặc điểm này mà các sản phẩm từ gỗ sưa như vòng tay, giường ngủ, bàn ghế,… được ưa chuộng. Thời gian tiếp xúc càng lâu càng phát huy hiệu quả.
4.3. Tác dụng phong thủy
Gỗ sưa được cho là có giá trị về mặt tâm linh, phong thủy. Gỗ sưa có đặc tính tốt cao, có mùi hương vĩnh hằng nên gỗ sưa được nhiều lựa chọn để chế tác các món đồ thờ cúng, đồ phong thủy.
#DGMS #dgms #dogomanhson #tuonggomanhson #dogomynghe #tuonggodep #datma #tuongdatma #datmasuto #datmatosu #tuongdatmadep #gosua #caygosua #gosuado #tuonggosua #datmagosua #datmasua #gosua
Cập nhật thêm thông tin trên các nền tảng khác của Đồ gỗ Mạnh Sơn
Facebook:
https://www.facebook.com/Dogomanhson
Youtube:
https://www.youtube.com/dogomanhson
Tiktok:
https://www.tiktok.com/@dogomanhson88
Zalo:
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.